Bí quyết để học cách lắng nghe hiệu quả nhất

Những bí quyết trên không chỉ giúp chúng ta thấu hiểu vấn đề một cách sâu sắc hơn mà còn giúp chúng ta thêm yêu quý và cảm thông lẫn nhau, đồng thời phát triển các kĩ năng giao tiếp khác.


Giao tiếp cả là một nghệ thuật. Giao tiếp không chỉ đơn thuẩn là truyền tải hay đưa ra những ý kiến, đánh giá của bản thân thông qua một sự vật hay hiện tượng nào đó .Tại sao có những người bạn có thể thoải mái trò chuyện không phải vì những gì họ nói mà đơn giản chỉ là do phong cách nói chuyện thu hút hoặc cách họ chân thành, làm bạn cảm thấy thoải mái.

Nhiều người cho rằng khả năng lắng nghe là bẩm sinh nhưng sự thật nó là cả một quá trình không ngừng nỗ lực. Đó còn là một kĩ năng mà chúng ta có thể học tập, thực hành và hoàn thiện từng ngày. Nếu bạn muốn cải thiện kĩ năng này thì dưới đây là những bí quyết giúp bạn lắng nghe một cách hiệu quả.

1.Luôn luôn tập trung

Khi giao tiếp hay trò chuyện với người đối diện, bạn hãy kết hợp linh hoạt ngôn ngữ cơ thể. Có thể thông qua ánh mắt, nụ cười hay những cái gật đầu cũng khiến cho người nói cảm thấy ấm lòng vì điều này đồng nghĩa với việc bạn đang thật sự chú ý lắng nghe từ họ.

2.Đáp trả chân thành

Khi giãi bày một chuyện gì đó, người nói thật sự muốn cho chúng ta biết dược thái độ, cảm xúc của họ. Hãy cho họ biết chúng ta đang thực sự lắng nghe và thấu hiểu điều họ nói bằng những câu như “mình thấy là bạn đang….” Hay “chắc hẳn bạn đang….lắm”. Những câu nói này không chỉ giúp người nói bộc rõ cảm xúc mà còn cho thấy người nghe đang thực sự lắng nghe và thấu hiểu. Vì vậy hãy sử dụng những câu hỏi mở để khuyến khích người nói bày tỏ những ý kiến và cảm xúc riêng.

3.Đặt câu hỏi

Bí quyết này vừa có ưu và khuyết điểm. Một câu hỏi không đúng chỗ có thể làm cuộc nói chuyện rơi vào ngõ cụt. Ví dụ khi một người bạn đang chia sẻ cô ấy đang đau khổ vì đã chia tay bạn trai mà lại nhận được câu hỏi như “tại sao lại chia tay anh ấy? Anh ấy là người tốt mà”… Câu hỏi này sẽ khiến cho người nói càng cảm thấy buồn phiền hơn. Thay vì đặt những câu hỏi mang nghĩa tương tự như vậy bạn nên đặt câu hỏi để khuyến khích người nói bày tỏ, bộc lộ cảm xúc hơn như “ Bây giờ bạn cảm thấy thế nào?”

4.Im lặng

Trong nhiều trường hợp chúng ta rất sợ những khoảnh khắc im lặng vì với nhiều người im lặng có nghĩa là bế tắc, đau khổ. Tuy nhiên trong trường hợp khi người nói đang bày tỏ cảm xúc hay thái độ thì người nghe hoàn toàn có thể im lặng để lắng nghe tâm sự của người nói. Đó sẽ là những khoảnh khắc chứa đựng nhiều điều để suy ngẫm.Thỉnh thoảng, chờ đợi một vài phút sẽ làm cho người nói đi sâu hơn vào những điều muốn bày tỏ.

Những bí quyết trên không chỉ giúp chúng ta thấu hiểu vấn đề một cách sâu sắc hơn mà còn giúp chúng ta thêm yêu quý và cảm thông lẫn nhau, đồng thời phát triển các kĩ năng giao tiếp khác.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *