Cơ hội nghề nghiêp, khi nào thì nên từ bỏ?

Chế độ đãi ngộ là một trong những yếu tố khá quan trọng. Hãy xem xét kỹ các quyền lợi mà bạn có thể được hưởng, nếu nó không nằm trong dự tính của bạn, đừng vội chấp nhận lời mời của nhà tuyển dụng.


Theo thống kê hiện tại, cả nước có hơn 200,000 cử nhân thất nghiệp vì vậy trong bối cảnh xã hội hiện nay tìm được một công việc không phải là chuyện đơn giản. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn phải chấp nhận làm bất cứ công việc gì mà bạn cảm thấy không thích hay không phù hợp với bản thân.

Nhiều trường hợp, sinh viên ra trường chấp nhận làm những công việc mình không yêu thích chỉ để mưu sinh dẫn đến tình trạng công việc không đạt hiệu quả, năng suất cao. Hậu quả là các doanh nghiệp bị lãng phí nhân lực, người lao động không thiết tha, tâm huyết với công việc.

Vậy thì tại sao bạn phải chấp nhận làm những công việc đó? Bạn hãy suy nghĩ thật kỹ và nhìn nhận nghiêm túc liệu bạn có nên chấp nhận công việc đó hay không dựa trên những yếu tố dưới đây hay là chờ đợi một cơ hội tốt hơn.

1.Bản mô tả công việc có phù hợp với bạn?

Hãy xem xét kỹ những yêu cầu của công việc mà bạn định làm. Xác định xem nhiệm vụ và trách nhiệm chính của công việc đó là gì? Bạn sẽ phải báo cáo công việc cho ai? Bạn có thực sự đam mê công việc đó không? Bạn có sẵn sàng thay đổi thói quen sống, chất lượng cuộc sống khi chấp nhận công việc này không như thời gian ngặt nghèo hơn, áp lực và căng thẳng hơn…

Nếu câu trả lời cho tất cả những câu hỏi trên là không thì công việc đó chưa thực sự phù hợp với bạn.

2.Đánh giá về công ty và môi trường làm việc

Môi trường làm việc có vai trò và tác động rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của bạn, vì thế hãy đảm bảo rằng môi trường đó đem lại cho bạn sự thoải mái nhất định. Ví dụ nếu bạn làm về những công việc mang tính sáng tạo, nghê thuật như thiết kế nhưng bạn lại luôn bị gò bó bởi những tư tưởng cũ kỹ, lạc hậu, chắc chắn môi trường đó bạn sẽ không thể phù hợp.

Bạn cũng cần quan tâm xem xét phong cách làm việc của vị sếp và những người đồng nghiệp tương lai. Nếu qua quá trình tiếp xúc bạn nhận thấy rằng bạn và những người đồng nghiệp có phong cách làm việc mâu thuẫn nhau, hãy cẩn thận. Mặc dù những tính cách và ý kiến khác nhau có thể tạo nên một nhóm làm việc năng động, tuy nhiên hầu hết sự bất đồng thường tạo ra một nhóm làm việc không hiệu quả và không vui vẻ gì.

3.Cơ hội phát triển nghề nghiệp

Không có gì tồi tệ bằng việc bạn cứ bị mắc kẹt trong một công việc hay một vị trí mà bạn không có khả năng phát triển, thăng tiến. Vì vậy hãy suy nghĩ thực tế về hướng đi và cơ hội phát triển nghề nghiệp tại công ty tuyển dụng. Nếu bạn không tìm thấy tương lai hay cơ hội phát triển nghề nghiệp ở đây thì bạn nên không lãng phí thời gian của mình mà thay vào đó hãy đi tìm kiếm công việc khác

4.Chế độ đãi ngộ của công ty như thế nào

Chế độ đãi ngộ là một trong những yếu tố khá quan trọng. Hãy xem xét kỹ các quyền lợi mà bạn có thể được hưởng, nếu nó không nằm trong dự tính của bạn, đừng vội chấp nhận lời mời của nhà tuyển dụng.

Chấp nhận hay từ bỏ là do chính bạn quyết định. Hãy suy nghĩ thật kỹ về những vấn đề trên trước khi nhận lời làm việc cho bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào để sau này bạn không phải hối tiếc về những cơ hội việc là

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *